Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Trong nghị trường ông là diễn giả chiếm lĩnh diễn đàn. Ngay cả Tổng thống Nixon cũng bị thuyết phục bởi những bài diễn văn nẩy lửa và lối tranh luận đầy logic của John Kerry. Ông còn là người lãnh đạo và phát ngôn viên tài năng và uy tín trong Hội cựu Chiến binh Hoa Kỳ, là cựu chiến binh đầu tiên kiến nghị yêu cầu Nhà Trắng chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa tại Việt Nam.

 



 


 


Vào ngày 22/4/1971 có một thanh niên tóc dài, mặc áo khaki, trên ngực có mang 3 huy chương chiến thương bội tinh, 1 anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc và một anh dũng bội tinh với ngôi sao đồng, ra trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ ném trả lại các huy chương đã nhận được, với một câu nói lừng danh cho đến hôm nay:” Làm sao ta có thể yêu cầu một người chết vì sai lầm của người khác”. Người thanh niên ấy chính là cựu Hải quân Đại úy John Kerry, sống sót trở về Mỹ sau thời gian phục vụ trong đơn vị Hải quân Hoa Kỳ tại vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long. 


 


Trong nghị trường ông là diễn giả chiếm lĩnh diễn đàn. Ngay cả Tổng thống Nixon cũng bị thuyết phục bởi những bài diễn văn nẩy lửa và lối tranh luận đầy logic của John Kerry. Ông còn là người lãnh đạo và phát ngôn viên tài năng và uy tín trong Hội cựu Chiến binh Hoa Kỳ, là cựu chiến binh đầu tiên kiến nghị yêu cầu Nhà Trắng chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa tại Việt Nam. Hầu hết tất cả các cuộc biểu tình lãnh tụ John Kerry đều hiện diện, với những lời lẽ thuyết phục, ông đã nói cùng mọi người rằng: ”Tôi làm điều này không phải vì bạo lực mà cho hòa bình và công lý, cũng như nỗ lực cảnh tỉnh đất nước này một lần và mãi mãi”.


 


Năm tháng đấu tranh John Kerry không là người lữ hành đơn độc, mà có cả một tập thể sinh viên, trí thức và cựu chiến binh đi cùng, đặc biệt có nhiều nhân chứng sống đã trở về, với những cái nhìn trần trụi nhưng rất ư chân thật, những thương binh, phế binh, cựu binh đã can đảm nói lên và lột trần sự thật về chiến tranh Việt Nam. Một cuộc chiến mà nhân dân Việt Nam không có sự chọn lựa nào khác hơn là phải đứng lên bảo vệ những gì họ có. Ấy là ước mơ rất bình thường trong lẽ sống của con ngưòi, hay vĩ mô hơn, của một dân tộc yêu chuộng hoà bình, khát vọng tự do cũng giống như mọi dân tộc khác trên thế giới. Nhờ những tiếng nói lương tâm bằng da bằng thịt của các cựu chiến binh Hoa Kỳ thấm nhuộm bởi mồ hôi và máu của chính mình và đồng đội, nên phe chủ chiến đã chấp nhận sự thật và đầu hàng lẽ phải.


 


Thời gian thấm thoắt thoi đưa, từ một cựu chiến binh, với mãnh bằng tốt nghiệp Đại học danh tiếng Yale và Boston College Law School, John Kerry đã lần lượt nắm giữ các vị trí Assistant District Attorney và dân cử như Phó Thống đốc tiểu bang từ năm 1983-1985 và trở thành Thượng nghị sĩ từ 1984-2013, trước khi được trở thành Ngoại trưởng Hoa Kỳ. 


 


Bước vào chính trường, một lần nữa Thượng Nghị Sĩ John Kerry lại gắn liền với con người và đất nước Việt Nam. Trong vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, đặc trách về vấn đề tù binh và mất tích của lính Mỹ tại Việt Nam, John Kerry đã cùng Nghị sĩ John McCain đã quay trở lại Việt Nam 17 lần, nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu cũng như hình ảnh. Sau cùng ông đã bác bỏ tất cả luận điệu cho rằng Hà Nội vẫn còn giam giữ tù binh. Cũng từ đây Nghị sĩ John Kerry và John McCain đưa ra nghị quyết trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu chấm dứt tình trạng cấm vận cho Việt Nam. Đây chính là bước khởi đầu cho việc bình thường hoá bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được Tổng thổng Bill Clinton ký kết vào tháng 7 năm 1995 (tính đến nay đã tròn 20 năm). 


 


Kể từ ngày tháng 1995 hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới, và sau Hiệp định Thương mại song phương (BTA) ký kết vào năm 2000. Từ con số bắt đầu 400 triệu năm 1994, kim ngạch thương mại đã tăng lên gấp 90 lần, với số tiền 36,3 tỷ Mỹ kim. Như thế Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên vượt trội đứng đầu trong khối ASEAN xuất khẩu vào Hoa Kỳ qua mặt cả Ấn Độ. Chưa kể đến kỹ nghệ du lịch đã giải quyết hàng trăm ngàn nhân công. Về mặt khác,các chương trình du sinh và học bỗng Hoa Kỳ đã dành cho sinh viên VN càng ngày càng tăng. Kể cả chương trình học bỗng Fulbright đã đào tạo hằng trăm sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo tầm cỡ trên mọi lãnh vực từ kinh tế, ngân hàng đến chính trị. Và trong những ngày tới kế hoạch thành lập trường Đại Học Fulbright tại Việt Nam sau chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ được thành hình. Riêng về quốc phòng Hoa Kỳ đã thâu nhận huấn luyện hàng trăm sỹ quan thuộc mọi binh chủng. Chưa kể đến những hiệp ước thương mại đã được ký kết kể từ thời Tổng thống Clinton, Bush và Obama cũng như các chương trình giúp đỡ nạn nhân HIV tại VN do nguyên Tổng thống Clinton khởi xướng. Ngoài ra, chương trình vũ khí sát thương chỉ là vấn đề thời gian cũng sẽ được giải tỏa. Như thế, trên thực tế rõ ràng người dân Việt Nam đã và sẽ có cuộc sống thăng hoa hơn sau 20 năm bang giao với Hoa Kỳ. Một khía cạnh khác, ngày nay Hoa Kỳ đã trở thành đối tác và hứa hẹn ở tương lai gần giữa Mỹ và VN sẽ tiến đến môt Hiệp ước liên phòng thủ. Đây là ước mơ của chung của mọi người còn nặng lòng với đất nước. 


 


Ngoài ra chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ cho VN 100 triệu Mỹ kim trong chương trình tẩy chất độc da cam-dioxin tại Quảng Nam-Đà Nẵng cùng với số tiền lên đến 80 triệu Mỹ kim cho việc phá bom-mìn-lựu đạn còn sót lại trong chiến tranh.


 


Đối với Hoa Kỳ, thị trường Việt Nam đã thu hút doanh nhân vào đầu tư với số vốn 11.9 tỷ USD. Như thế Hoa Kỳ được liệt kê vào các nhà đầu tư lớn đứng hàng thứ 7 tại Việt Nam. Theo lời Đại sứ Ted Osius cho biết sau khi TPP được thông qua tỷ lệ đầu tư từ Mỹ đến Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần.


 


Bước ngoặc 1995 khởi đầu cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton, tiếp theo Tổng thống Bush và đổi lại về phía Việt Nam chúng ta thấy sự có mặt tại Hoa Kỳ của các lãnh đạo Việt Nam. Tất cả các chuyến đi về, qua lại đạo diễn chính là Nghị sĩ John Kerry và John McCain. Hai con người, 2 trái tim vĩ đại. Vĩ đại hơn nữa, trong những lúc bọn bành trướng Bắc Kinh chiếm đảo dành đất, bắt cá cướp tôm trong hải phận Việt Nam, Nghị sĩKerry và McCain lại đưa ra Thượng viện Hoa Kỳ nghị quyết S.Res 524 về vấn đề Biển Đông chống lại hành động của Trung Quốc.  


 


Sau những vận động cho một Việt Nam ở cương vị Lập pháp, lần nầy ông đã trở lại với vai trò Ngoại trưởng vào tháng 12/2013, ông chia sẻ cùng cử tọa: “ Tôi trở lại đất nước nầy hôm nay… tôi có thể nhắm mắt lại hồi tưởng ở quá khứ, một quá khứ bi thảm trong chiến tranh. Hình ảnh con trâu trên cánh đồng, những giòng sông uốn mình nhỏ hẹp ngoài sức tưởng tượng, với những nông dân chèo vội trên con thuyền gỗ… lòn lách dưới đạn bom. Giờ đây, tôi đứng trên một đất nước thanh bình, vượt qua quá khứ và chúng ta cùng nhau nói chuyện về ngày mai”: Ấy là tiếng lòng, tiếng nói từ đáy con tim ở một con người đứng đầu ngành ngoại giao của một đất nước hùng mạnh nhất thế giới có lịch sử gắn bó với dân tộc Việt Nam, cho dù lịch sử ấy trĩu nặng trên vai của 2 dân tộc. Thế nhưng, ngày tháng ấy đã qua và quá khứ đã đẩy lùi, lịch sử sang trang. Ngày nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ qua trung gian của Thượng nghị sĩ, Ngoại Trưởng John Kerry, John McCain và Tổng thống Clinton đã viết lên một trang sử mới cho thế hệ mai sau.. 


 


Trang sử ấy đã phải vượt qua dưới lăng kính của những người Mỹ thủ cựu nhìn vào một đất nước chiến tranh với nhiều hoài nghi và cột chặt bởi quá khứ. Nhất là cuộc chiến Việt Nam đã được chiếu lại hàng ngày trên màn ảnh truyền hình trong mỗi phòng khách của người dân Mỹ. Mặc dầu dân tộc chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn cho cuộc chiến ấy. Tuy nhiên, muốn vuợt qua những định kiến khắt khe ấy, đòi hỏi Thượng Nghì Sĩ Kerry và McCain phải có bề dày kiên nhẫn và những lập luận có tính thuyết phục, kể cả uy tín mới có thể tạo nên một kích thích tố để đi đến lộ trình bang giao được ký kết giữa 2 nước vào ngày 12/7/1995.


 


Đối với đời người 20 năm không là bao, nhưng đối với 20 năm chiến tranh thì quả thật là một khốn cùng, bi thảm và đắng cay cho cả một dân tộc bé nhỏ như Việt Nam chúng ta. Thế nhưng sau 20 năm chiến tranh lại bị cấm vận càng nhiễu nhương không kém chiến tranh cho một dân tộc vừa lấp đi dấu tích của bom đạn lại vừa hàn gắn vết thương lẫn tái thiết. Chính vì những hệ luỵ quá khứ mà chúng ta vượt qua một phần nhờ bởi những con người đầy thiện chí và tầm nhìn xuyên thấu như Nghị sĩ John Kerry, Nghị sĩ John McCain và Tổng thống Bill Clinton, họ đã vượt qua mọi khó khăn, để hàn gắn những đổ vỡ và tan tác trong chiến tranh, bắt đầu khai thông con đường mới qua văn kiện 12/7/1995, đánh dấu và kỷ niệm 20 năm bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, xoá đi những thăng trầm lịch sử giữa 2 nước mà cả 2 đều không có sự lựa chọn nào khác hơn ngoài việc cùng nhau hợp tác, cùng nhau tuân thủ các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc để cùng nhau đối thoại hơn là tranh chấp hoặc đối đầu. Đây chính là con đường phục vụ cho con người, vượt qua quá khứ cùng nhau góp phần vào sự phồn vinh của 2 dân tộc trong chiều hướng hòa bình và phát triển.


Tiến sĩ: Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152762112.